Đến nay ngành GD-ĐT đã xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng e-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa do Bộ GD-ĐT chủ trì. Cùng với đó, hình ảnh giáo viên sử dụng CNTT trên lớp đã khá quen thuộc, trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc về thực hiện chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học đối với mỗi người thầy.
Năm học 2019 - 2020 khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc ứng dụng CNTT trong dạy - học và quản lý của ngành GD-ĐT được thể hiện rõ nét nhất. Phần lớn trường học trên địa bàn tỉnh, từ THPT, THCS đến các trường tiểu học đều tổ chức dạy và học dựa trên nền tảng CNTT như trực tuyến trên các phần mềm, giáo viên chuyển giao tài liệu học tập, bài tập cho học trò qua email, zalo, messenger.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT còn phối hợp với Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Nam tổ chức dạy học trên truyền hình dành cho học sinh THPT. Có tổng cộng gần 300 tiết dạy với toàn bộ chương trình học kỳ 2 của lớp 12 và chương trình ôn tập thi tốt nghiệp THPT đã được thực hiện.
Theo đánh giá của ngành, việc tổ chức các hình thức dạy học qua mạng đã góp phần thực hiện có kết quả việc “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” trong điều kiện dịch bệnh. Nhờ đó, dù bị gián đoạn nhiều lần trong thời gian khá dài nhưng năm học 2019 - 2020 vẫn khép lại thành công, trong đó lần đầu tiên tổ chức tốt cả 2 đợt của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Toàn ngành cũng rất tích cực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Cụ thể, đưa vào sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý các kỳ thi, từ công tác tổ chức nhập dữ liệu đăng ký dự thi, tổ chức coi thi, chấm thi đến công bố kết quả thi. Nhiều hội nghị, cuộc họp thời gian qua cũng được tổ chức dưới hình thức trực tuyến nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thời gian đi lại cho các đơn vị, trường học, song vẫn đảm bảo nội dung, yêu cầu đề ra.
Sở GD-ĐT cho biết đang hợp tác với Viettel Quảng Nam nâng cấp giao diện cổng thông tin điện tử các cơ sở giáo dục để cung cấp kịp thời thông tin, các thủ tục hành chính của ngành đến người dân, cán bộ, viên chức, giáo viên và học sinh. Đồng thời triển khai hệ thống CNTT, ứng dụng các phần mềm phân tích, quản lý và xử lý số liệu trong công tác quản lý, điều hành, giải quyết công việc nội bộ ngành; tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử gồm sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc. Ngành cũng đang tiến tới hoàn thành việc số hóa dữ liệu của các kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 1999 đến nay.
Không chỉ trong công tác dạy - học và quản lý giáo dục, việc đưa môn tin học vào giảng dạy cho học sinh tiểu học cũng được triển khai khá rộng rãi. Theo Sở GD-ĐT, tỷ lệ học sinh lớp 3, 4, 5 được học tin học theo chương trình giáo dục phổ thông với thời lượng 2 tiết/tuần đạt đến hơn 95%. Riêng lớp 1, 2, các trường tổ chức các hoạt động giáo dục tin học nhằm giúp học sinh làm quen. Việc sớm giảng dạy tin học sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các em tiểu học hình thành và phát triển năng lực ứng dụng CNTT để mở rộng khả năng tiếp nhận tri thức, đáp ứng yêu cầu của thời đại số hóa.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
KẾ HOẠCH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG RA ĐỀ, COI KIỂM TRA VÀ CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HKPĐ CẤP TƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI KHKT CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20/CT-TTG NGÀY 08/6/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG TIẾT KIỆM ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2023-2025 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GDTC VÀ HOẠT ĐỘNG TDTT NĂM HỌC 2023-2024
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢT PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2023
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024